Pr links

Rate this page

Pr links: 300 Backlinks và hơn 3000 Backlinks chất lượng tầng 2 mà chúng tôi tạo nên thương hiệu của bạn

Tăng độ TrustRank + Tăng tín hiệu Brand uy tín ( Authority Brand Signals) + Tăng sức mạnh nền tảng cho website ( Linkjuice Boosted)

Nội dung chính:

Tăng độ TrustRank

Tăng độ TrustRank là gì ?

Trustrank ( hay còn được gọi là Authority ) là độ tin cậy một website đối với công cụ tìm kiếm, website bạn muốn đạt được thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm thì website phải được các cổ máy tìm kiếm tin tưởng. Website có độ trustrank càng cao thì khả năng mà website bạn càng được xếp hạng cao trên công cụ tìm kiếm là khá lớn. Một website để được tin tưởng thì nó phải tuân thủ các yếu tố mà các công cụ tìm kiếm tin cậy, Trust Rank là công nghệ phân tích backlinks giúp tìm kiếm và loại bỏ các website dạng spam được nghiên cứu bởi Zoltan Gyongyi và Hector Garcia Molina. Mục tiêu cuối cùng là giúp nâng cao thứ hạng của các website có độ uy tín lớn nhất.

Các yếu tố ảnh hưởng đến TrustRank :

Lỗi 404 : Lỗi 404 ảnh hưởng rất xấu đến TrustRank của bạn, bạn phải hạn chế các page ở lỗi 404 thấp nhất.

Domain phát triển một cách tự nhiên : domain phát triển một cách lành mạnh, không spam và chưa bị google penalty.

Backlink : đây là một yếu tố khá quan trọng ảnh hưởng đến TrustRank. Các backlink được liên kết từ các trang có uy tín ( PR cao, từ các tổ chức .gov, .org hoặc .edu ) sẽ ảnh hưởng lớn đến TrustRank của bạn.

Tuổi thọ domain: yếu tố quan trọng nhất chính là tuổi thọ của domain và hoạt động ổn định.

Tỷ lệ External link không quá cao : điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng website của bạn. Cách Tăng Độ Trustrank Cho Website cách tăng độ trustRank

Nội dung website: Để tăng Trust Rank cho web thì nội dung của web là tối quan trọng.

Hạn chế các External link, đặt các link liên kết ra ngoài bằng cách sử dụng thuộc tính rel =”nofollow”.

Tạo các liên kết từ các website uy tín có chỉ số PR cao, các website từ các tổ chức .gov, .edu, .org…

Trao đổi liên kết với các site có cùng lĩnh vực, tuyệt đối không trao đổi liên kết với các website Spam hoặc bị Google Penalty.

Liên kết với các mạng xã hội: SERP sẽ đánh giá rất cao các liên kết từ mạng xã hội của các website chính vì thế cần liên kết với các mạng xã hội. Đặc biệt là Google Plus, tiếp đến là Facebook, Twiter…

Khi đã biết bản chất của Trust Rank là gì rồi thì việc cải tiện độ Trust cho web là hoàn toàn có thể thực hiện thành công.

Vai Trò Trustrank Là Gì Trong SEO : Khi bạn viết một bài viết cực kì chất lượng nhưng lại đăng trên một trang có TrustRank thấp, bạn sẽ chẳng thể lên top một cách dễ dàng nếu bạn không cày link như điên, hoặc Internal link với hàng chục bài viết khác nhau, nhưng chỉ cần một bài viết tương ứng được đăng trên các trang có chỉ số TrustRank cao như VnExpress, Dantri hay Zing, chắc chắn thứ hạng của bạn sẽ được cải thiện.

Trong suốt quãng thời gian website tồn tại, bạn thường sẽ phải phấn đấu đăng thật nhiều nội dung tốt trên trang, cuối cùng cũng chỉ là chỉ số TrustRank cần phải được cải tiến, nó cũng giống như thời gian hoạt động ổn định của blog với người truy cập vậy.

Google cũng như người dùng truy cập bình thường, bot google sẽ phân tích bằng các thuật toán và biết được độ uy tín của website là bao nhiêu, sau đó sẽ quyết định cho bạn lên từ khóa hay không ! Google, Yahoo, Bing và các công cụ khác cũng đang ngày đêm cải tiến thuật toán để tính chỉ số TrustRank sao cho chính xác nhất, từ đó giới thiệu tới người dùng của mình các thông tin chuẩn xác, chất lượng cao và đúng chủ đề người dùng đang quan tâm ! Chỉ số TrustRank sẽ thay thế dần Pagerank đang lạc hậu và cũ kĩ, Google đã khai tử chỉ số Pagerank từ lâu, hiện nay chúng ta sẽ chỉ quan tâm tới Trustrank.

1. Những dấu hiệu chứng tỏ một Trust Site mạnh?

Những Dấu Hiệu Chứng Tỏ Một Trust Site Mạnh? Những dấu hiệu chứng tỏ một Trust Site mạnh?

Ai làm SEO cũng mong muốn website của mình có một độ tin tưởng nhất định với Google. Khi Google đã hoàn toàn tin tưởng thì những chia sẻ đó sẽ được Google cuộn đọc và lập chỉ mục cực kì nhanh, khi Index nhanh và có trust thì việc viết bài và lên TOP 10 hình như là chuyện quá bình thường trong cái thế giới SEO này.

Đối với những anh chị làm SEO lâu năm, trải nghiệm SEO nhiều, chắc hẳn anh chị sẽ nhận ra được đâu là những website có độ tin tưởng cao vào Google. Hãy dựa vào các nhà cung cấp các công cụ phân tích SEO lớn nhất thế giới để biết thông tin đó. Và có 3 nhà cung cấp các công cụ SEO mà Hòa thường dùng nhất có thể kể: Công ty Moz – Là công ty rất lâu đời hoạt động về SEO, những chỉ số từ công cụ Moz từng một thời có độ uy tín cực cao và bây giờ nó cũng còn giá trị cho người dùng. Những chỉ số DA (Domain Authority), PA (Page Authority), Spam Score,…từng một thời được giới SEO Việt Nam xem như một chỉ số cực kì uy tín để đánh giá website. Nhưng trong những năm gần đây độ cập nhật về kiến thức của Moz đã không còn nhanh và chính xác như ban đầu nữa.

Lúc này chúng ta phải nhắc đến một công ty khác đó chính là Ahref – Một công ty rất phát triển trong những năm qua, các chỉ số từ công cụ Ahref hiện tại được SEOer Việt Nam dùng rất rất nhiều. Dựa vào công cụ này bạn có thể biết được Rank của một website, chỉ số backlink, chỉ số domain trỏ về, thông số DR (Domain Rating), UR (URL Rating), chỉ số Organic Keyword, chỉ số Organic Traffic, chỉ số Anchor Text,…và rất nhiều chỉ số quan trọng khác mà Ahref cung cấp cho người dùng.

Chúng ta cũng không thể không nhắc đến Majestic, một công ty cũng chuyên về SEO ở thế giới, chỉ số TF (Trust Flow), CF (Citation Flow) được đánh giá cao bởi giá trị trong việc kiểm tra tên miền cũ có sức mạnh và uy tín tốt hay không? Trên là những nhà cung cấp các công cụ SEO lớn nhất thời điểm hiện tại của thế giới mà nổi tiếng ở Việt Nam. Bây giờ hãy dựa vào các công cụ này để đánh giá sức mạnh của 1 trang web nào các anh chị em SEOer.

1. 1 DA (Domain Authority)

Domain Authority là một chỉ số do MOZ đưa ra để xác định độ uy tín (độ trust) và sức mạnh của một tên miền. Chỉ số DA được tính từ 0-100 để thể hiện độ tin cậy của một website là cỡ nào.

Dao động từ 0-10 là những website mới lập ra chưa có nhiều bài viết nên sẽ không được đánh giá cao. Chỉ số 10-20 là những chỉ số tương đối nhiều ở thị trường Việt Nam. Những website SEO trong khoảng thời gian 5-8 tháng sẽ có được chỉ số DA này. Khoảng 20-30 thì số lượng website lại ít đi một chút nhưng trung bình các tên miền ở Việt Nam thường có chỉ số DA từ 20-30 là nhiều. Chỉ số 30-40 được xem là một chỉ số tốt để chứng tỏ một site có trust trong mắt Google. Lớn hơn 40 thì không còn từ nào để diễn tả ngoài từ “CHẤT”.

DA càng cao, độ uy tín của tên miền càng chất lượng.

* Chú ý: DA lớn hơn 40 là bạn có thể chọn để xây dựng liên kết tốt. Nhìn vào một website với DA lớn hơn 40 bạn biết nó chất lượng rồi đó. Theo Hòa là nó chất lượng.

1.2 PA (Page Authority)

Nếu như DA là chỉ số đánh giá sức mạnh của 1 site do Moz đưa ra thì PA chính là chỉ số đánh giá sức mạnh của một trang. Chỉ số PA càng cao chứng tỏ page đó càng uy tín trong mắt của Google.

Các anh chị em có thể lưu ý, khi làm SEO anh chị em hoàn toàn có thể điều hướng được đâu là Page phải quan tâm nhiều để Google biết, đó chính là điểm chất lượng. Hãy cho điểm chất lượng ở những Page anh chị em muốn nó lên TOP nhé. Tự động sau này trong quá trình SEO, page đó sẽ có PA cao hơn những page còn lại thôi.

* Chú ý: PA lớn hơn 30 thì anh chị hiểu Page đó cực giá trị trong mắt Google rồi. Hãy dùng điểm chất lượng để Google hiểu rõ hơn giá trị của từng Page nha anh chị.

1.3 Spam Score

Spam Score là công cụ đánh giá mức độ spam của website do Moz đưa ra, giúp cho người quản trị Web biết được Website hiện tại có đang dính SPAM hay không từ Google.

Thang điểm của chỉ số này có 3 nấc thang:

Từ  0 – 4: Website bạn tốt, không có dấu hiệu spam, google sẽ đánh giá tốt về website của bạn.

Từ 5 – 7: Website bạn đang có dấu hiệu spam, nên hạn chế lại, bạn sẽ bị google nhắm tới bất cứ lúc nào, nếu có dấu hiệu spam tăng cao.

Từ 8 – 17: Nếu điểm website của bạn ở mức này thì có nghĩa rằng website bạn đang spam khá nhiều >50% xác suất spam do Moz đưa ra. Website của bạn 1 là đang bị google phạt, hoặc chưa bị phạt thì sẽ bị google phạt “bất ngờ” bất cứ lúc nào.

* Chú ý: Nhìn vào 1 site mà có chỉ số Spam Score từ 0-4 thì chứng tỏ site giá trị nha anh chị em.

1.4 TF (Trust Flow)

TF là chỉ số do Majestic đưa ra để đánh giá sức mạnh của một liên kết đến site của bạn. Thể hiển chất lượng của một đường link trỏ về website bạn là tốt hay chưa tốt.

Con số TF > 10 là chỉ số hợp lý để các bạn có thể chọn để xây dựng liên kết.

* Chú ý: Dựa vào công cụ Majestic chỉ số TF > 10 là lý tưởng để anh chị có thể đoán được phần nào về giá trị của trang web đó.

1.5 CF (Citation Flow)

Tương tự như TF, CF cũng là một chỉ số do Majestic đưa ra để đánh giá chất lượng của tổng đường link kéo về website của bạn. Muốn đánh giá sức mạnh của trang web vào CF bạn không thể nhìn chi tiết CF mà phải có TF ở đó. Và trường hợp xảy ra như sau:

TF cao, CF cao => Sức mạnh của site này cũng khá Oki, nhưng nói về hoàn hảo thì chưa. Tính trên thang điểm 10 với cá nhân Hòa, mình cho nó con số 7.

TF cao, CF thấp => Sức mạnh của site này rất tuyệt vời, trust site rất mạnh, chất lượng của link trỏ về là rất chất, link ít nhưng ngon. Con số 9 điểm là hoàn hảo.

TF thấp, CF thấp => Sức mạnh của site là không có tốt, hoặc site còn non, mới làm ra. Điểm 5 cho trường hợp này.

TF thấp, CF cao => SPAM, chính xác là trang web bạn kiểm tra đang SPAM, 99% là SPAM rồi, đừng bao giờ dùng site đó để xây dựng liên hết hay làm bất cứ thứ gì liên quan đến SEO.

* Chú ý: TF cao và CF thấp là tiêu chí để đánh giá site có độ trust mạnh (TF > 10).

1.6 Referring Ips

Referring Ips là số lượng IP trỏ về website của bạn, mỗi IP có bao nhiêu domain. Đa dạng IP của domain sẽ hỗ trợ website tăng thứ hạng nhanh hơn trên công cụ tìm kiếm Google.

Công cụ Majectic cũng sẽ cho bạn biết được chỉ số này. Thường thì chỉ số này ngang bằng 1-1 với Referring Domain hoặc cao hơn Referring Domain thì website đó được đánh giá là chất lượng.

* Chú ý: Càng đa dạng Referring Ips càng tốt, tỉ lệ Referring Ips cao hơn Referring Domain đó là tín hiệu tốt.

1.7  Referring Subnet

Referring subnets là số subnet trỏ về site/page của bạn. Một website đa dạng được càng nhiều Referring subnet thì sẽ góp phần không nhỏ vào việc lên hạng của website trên Google.

* Chú ý: Tỉ lệ Referring subnet và Referring Ips bằng nhau hoặc Referring Subnet cao hơn Referring Ips là một tín hiệu tốt.

1.8 DR (Domain Ratings)

DR trong ahref cũng tương tự như chỉ số DA trong Moz vậy, DR thể hiện sức mạnh của toàn bộ website được đánh giá từ 0-100 chỉ số càng cao thì DR càng chất lượng và trust tốt.

*Chú ý: DR càng cao và lớn hơn 50 là một site có độ tin tưởng cực tốt từ Google.

1.9 UR (URL Ratings)

UR thể hiện sức mạnh của một URL cụ thể trong SEO. UR càng cao site càng chất lượng và có uy tín trong mắt Google.

* Chú ý: UR > 40 sẽ là con số tương đối ổn để nhìn và tìm một site chất lượng.

1.10 OK (Organic Keyword)

Organic Keyword chỉ số thể hiện tổng số từ khóa lọt vào TOP 100 được Ahref cập nhật. Chỉ cần 1 từ khóa của web lọt vào TOP 100 thì được tính là 1 Organic Keyword.

* Chú ý: OK > 3K đã được xem là một site có chất lượng và uy tín trong mắt của Google rồi!

1.11 OT (Organic Traffic)

Organic Traffic là chỉ số thể hiện traffic của một website đó là bao nhiêu ứng với 1 chỉ số OK nhất định. Sẽ có những trường hợp như sau xảy ra:

OK=OT (tương đối bằng nhau) =>Mỗi từ khóa sẽ có 1 traffic. Có thể đánh giá từ khóa đó chưa thật sự giá trị và có thể nằm ở vị trí xa TOP 10.

OK>OT => Số lượng từ khóa lên TOP nhiều nhưng không có traffic đi về chỉ đơn giản là những từ khóa chưa đánh trúng nhu cầu thật sự của người dùng nên không có tỉ lệ nhấp chuột vào backlink ứng với anchor text chính xác làm cho web loãng từ khóa chính. Số lượng từ khóa không liên quan thì nhiều, càng liên quan thì nằm ở vị trí không cao hoặc chưa lên nhiều. Cần tập trung vào từ khóa và phân bổ tỷ lệ keyword hợp lý lại.

OK<OT => Số lượng từ khóa nhỏ hơn số traffic trả về, chứng tỏ mỗi từ khóa đó thật sự giá trị và trang này cực kì uy tín từ đánh giá của Google.

* Chú ý: OK<OT (khoảng 5 lần) ứng với OK>3K keyword thì site đó là một site khá tốt để anh em có thể sử dụng để SEO.

1.12 Backlink và Referring Domain

Chỉ số backlink và referring domain nếu xét riêng lẻ thật sự là không thể đánh giá được chất lượng của một website. Chúng ta phải kết hợp và đưa về chung một hệ quy chiếu mới phân tích được vấn đề. Nhưng để chính xác hơn cần phải thêm chỉ số OT và OK.

Nếu backlink về là 3 link và Referring domain là 1 và OT > 1, OK có thể là 10-100. Cũng đủ để chứng tỏ là site đó trust cỡ nào.

* Chú ý: Chỉ số Backlink và referring luôn gắn liền nhau. Muốn đánh giá nó cần xét thêm OT và OK.

1.13 Domain Age

SEOQuake là công cụ giúp bạn biết được tuổi đời của domain đó. Tuổi đời càng lâu thì độ trust sẽ cao hơn so với những trang web mới lập ra.

* Chú ý: Tuổi đời của domain càng cao sẽ hỗ trợ việc đẩy SEO tốt hơn và đó cũng là chỉ số để đánh giá một site uy tín.

1.14 Số lượng Index

Thường thì chỉ số này cũng đánh giá sức mạnh của một trang web đó là theo ý kiến từ kinh nghiệm của Hòa. Những website có lượng index lớn hơn 500 thường là những website được Google quan tâm hơn, bởi content site đó cung cấp là khá tốt và đều. Trong khoảng thời gian 3-6 tháng. Nếu có hơn 500 index thì cũng xem như đó là một website uy tín.

* Chú ý: Đừng quên cú pháp site: tên miền để biết được website đó còn sống hay đã bị đẩy vào sổ đen của Google, nếu còn sống thì lượng index có nhiều không? Con số >500 index cũng đủ để bạn biết được Google cũng khá quan tâm trang web đó.

1.15 Thời gian Index

Có một cách nữa để biết là website đó có thật sự uy tín trong mắt của Google hay không? Đó chính là kiểm tra thời gian index của trang đó là nhanh hay chậm. Thường thì nếu bạn ép Google index 3 lần liên kết nếu site uy tín thì sẽ lập chỉ mục ngay lập tức vì đơn giản Google quan tâm đến site đó khi khai báo thì BOT Google vào đọc ngay.

* Chú ý: Đừng quên cách thử thời gian Index để biết được một site có chất hay không?

1.16 Time On Site tốt

Phải nói Time On Site chính là 1 trong những core trong SEO. Nó là bộ não mà Google đánh giá độ uy tín của một website xem liệu có tốt hay còn chưa tốt. Có một điều hơi tiếc một chút là chỉ có chủ nhân của website đó mới biết được chính xác là web của họ có thật sự giá trị hay là không? Bởi chỉ có Admin đó với quyền truy cập vào Google Analytics mới nắm được mà thôi.

Thường thì Time On Site dao động từ >3 phút thì được đánh giá là giá trị và chất lượng rồi. Còn nếu lớn hơn nữa thì quá tuyệt.

Chú ý: Chỉ khi có quyền Google Analytics bạn mới đánh giá được chính xác site này có thật sự trust hay không?

1.17 Bounce Rate thấp

Cũng giống như chỉ số Time On Site thì Bounce Rate cũng là chỉ số bạn không thể dùng công cụ đại trà mà biết được site đó có chất lượng hay không, chỉ khi bạn cài đặt Google Analytics thì bạn mới biết được.

Chú ý: Chỉ số Bounce Rate càng thấp chứng tỏ site bạn cực giá trị với Google.

2. Làm gì để tăng Trust Site bây giờ?

Hòa viết bài này không dành cho những cụ SEO, chuyên gia SEO hay những ACE SEO lâu năm, vì Hòa biết chuyện làm sao để Trust Site tăng lên là quá dễ dàng với ACE rồi. Bài viết này chính xác hơn là Hòa dành cho các bạn mới bước chân vào con đường SEO cũng như các bạn làm SEO được một thời gian mà chưa thật sự hiểu được cỗ máy của Google thật sự cần là gì? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nào ACE.

2.1 Cấu trúc web thao tác dễ dàng cho người dùng

Hãy tư duy một chút cùng Hòa nào. Google là gì vậy ACE? Nó là cỗ máy tìm kiếm mà? Great. ACE trả lời đúng rồi. Google chính là cỗ máy tìm kiếm lớn nhất hiện tại và cũng là công cụ được dùng nhiều nhất tại Việt Nam. Đã là công cụ tìm kiếm hàng đầu thì yếu tố tiên quyết và cực quan trọng là kết quả trả về khi có một truy vấn từ người dùng phải cực chính xác và đáp ứng tốt được yêu cầu của người dùng. Và website mà Google trả về phải là website dễ dàng thao tác nhất cho người dùng.

Nếu website của bạn dễ dàng thao tác di chuyển qua lại. Dễ dàng tìm kiếm những thông tin mà người dùng cần thì hiển nhiên giá trị của trang web bạn sẽ cực kì tốt trong mắt của nàng Gồ kêu sa rồi. Vì suy ra cho cùng, mọi thứ Google làm đều tập trung vào người dùng. Hãy nhớ core nằm ở đó chứ không phải là những thủ thuật mũ đen nhằm qua mặt Google.

2.2 Tối ưu các thẻ Onpage thật tốt

Việc làm tiếp theo để xây dựng một website uy tín hơn dưới cái nhìn của Google đó chính là tối ưu Onpage. Hãy tối ưu thật tốt các thẻ Onpage từ Google. Onpage được xem là TÂM CAN của Google. Cái nào cần tối ưu, cái nào không nên, Google đều list ra sẳn cả rồi. Việc của bạn và Hòa là hãy làm nó thật hoàn hảo để hiểu hơn tiếng lòng Google, để Google hiểu thật dễ dàng website của bạn đang nói về gì, lĩnh vực gì? Ra sao? Bạn có phải là chuyên gia trong lĩnh vực đó không?

Nội tại một website nếu biết cách tối ưu tốt thì website đó sẽ nhanh chóng uy tín hơn trong mắt của Google rồi.

2.3  Chia sẻ Content thật sự giá trị

Nội dung giá trị. Không phải là nội dung chất lượng mà phải là giá trị. Giá trị mới chuyển đổi (CRO tốt) thì mới đánh giá được website của bạn cung cấp quá tốt những cái mà người dùng cần hay ở đây Hòa gọi nó là cái INSIGHT của người dùng. Bạn làm tốt đánh trúng chỗ ngứa của họ thì họ sẽ mua hàng của bạn thôi. Và khi bạn làm được chuyện đó cũng là lúc Google hiểu được rằng site này là cực kì chất lượng.

Một trong những cách để giúp tăng trust site nhanh chóng đó là hãy cung cấp thật nhiều những Content giá trị cho người dùng đọc. Vì vốn dĩ cái cốt lõi cũng chính là người dùng mà thôi.

2.4 Xây dựng chiến thuật Internal Link đỉnh cao

Tại sao Hòa lại nhắc đến Internal Link trong đây? Đơn giản là nghệ thuật Internal Link đẳng cấp sẽ giúp bạn dễ dàng Ranking TOP một loạt keywords trong thời gian cực ngắn. Mọi nút thắt sẽ được kết nối lại với nhau qua thuật Internal. Ngày nay, Internal Link không đơn thuần là bạn viết vài từ có chứa từ khóa sau đó bôi đen hay in nghiêng và gắn link vào đó nữa. Sẽ chẳng có ma nào click vào link đó cả vì hành vi của người dùng đã thông minh hơn rất rất nhiều rồi. Khi mà thế giới phẳng đến mức độ mà bạn chỉ cần nhấn 1 cú click chuột là có thể phá hủy một quốc gia thì cũng là lúc con người Internet đã lên một level cao ngất ngưỡng rồi.

Đừng dùng những từ khóa rồi in nghiêng, bôi đen hay gạch chân và gắn link nữa hãy thay vào đó là sự liên quan trong bài viết và dẫn dắt người dùng đến một bài viết khác giá trị và liên quan cao đến nội dung vừa đọc, hãy dùng CTA (Call To Action) để bắt khách hàng phải hành động, chỉ khi hành động thì hiệu quả của website bạn mới tối ưu được.

Khi bạn xây dựng được thuật Internal Link tốt thì hàng loạt từ khóa sẽ kéo nhau lên mang một số lượng khủng khiếp Volume Search kéo về thì uy tín của website bạn sẽ được tăng cao hơn từ những đánh giá của Google.

2.5 Tần suất xuất hiện trên Social Media

Nếu như website của bạn xuất hiện tràn lan trên những Social và Network thì ắt hẳn Google sẽ đánh giá website đó là một công ty lớn có thương hiệu tốt nên đi đâu cũng gặp từ đó Google sẽ tin tưởng vào website của bạn hơn.

Đừng quên kéo website bạn có mặt trên những Social và Network lớn như Fanpage Facebook, Google Plus, Google My Maps, Google Bussiness, Youtube, Pinterest, LinkedIn, Instagram, Medium, Myspace,…..

2.6 Trỏ những liên kết chất lượng về trang web

Đơn giản là hãy trỏ những liên kết chất lượng về site của bạn. Càng nhiều liên kết chất lượng trỏ về thì uy tín site sẽ ngày càng được đánh giá tốt hơn.

Đơn giản và dễ hiểu thế này. Trong một lớp có 10 học sinh đứa nào được phiếu bầu từ những người còn lại sẽ được chọn làm lớp trưởng, mà trong 10 đứa hết 7 đứa chọn mà trong 7 đứa này lại có đến 5 đứa học giỏi thì dĩ nhiên thằng lớp trưởng này được ông thầy đánh giá là giỏi nhất và có uy nhất trong lớp rồi.

Quay lại vấn đề Hòa đang nói đến là hãy tìm những trang web chất lượng (liên quan đến ngành nghề, sản phẩm, dịch vụ, lĩnh vực bạn làm, có những chỉ số Power Site tốt, tuổi thọ tên miền lâu năm,…) và sau đó hãy link chúng lại với nhau. Bạn sẽ bất ngờ với kết quả mình nhận được đấy.

2.7 Quảng bá để tiếp cận nhiều user nhất.

Việc tiếp cận liên tục người dùng sẽ là cách làm hay nhất và đỉnh nhất để giúp cho website của bạn tăng rank hơn từ Google. Cốt lõi vẫn là người dùng. Ai tiếp cận được người dùng nhiều nhất thì người đó thắng.

Nếu như bạn quảng bá tốt, phân khúc tốt đánh đúng nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng bạn sẽ SALE tốt và cũng sẽ SEO tốt thôi. Sẽ không có gì bất ngờ cả nếu như website của bạn được Google đánh giá cao và TOP nhanh chóng.

3. Có phải chỉ khi DA, PA cao từ khóa mới lên được TOP?

Không phải cứ DA, PA cao thì từ khóa mới lên được TOP mà là khi 2 chỉ số này cao thì khả năng lên TOP sẽ cao hơn và thời gian lên TOP sẽ nhanh hơn. DA và PA cao thật sự là nhận được sự tín nhiệm từ Google. Và đó chỉ là một yếu tố trong rất nhiều những yếu tố mà Google đánh giá để Ranking TOP một từ khóa, đối với SEO phải có cái nhìn tổng thể chứ không quy chụp một yếu tố nào đó để định nghĩa và trả lời cho bài toán lớn được và sau đây sẽ là những tiêu chí mà Hòa list ra theo kinh nghiệm của mình. Mong ACE tìm hiểu và tham khảo sơ qua.

3.1 Cấu trúc website

Như đã nói ở trên, cấu trúc website sẽ là một trong các yếu tố hỗ trợ từ khóa lên TOP nhanh hơn bình thương. Khi người dùng vào website của bạn, cấu trúc website đâu ra đó, người dùng dễ dàng tìm kiếm những thứ mà họ cần, dễ dàng thao tác trên tất cả các nền tảng thì việc Google đánh giá cao là tất yếu. Một website nên có cấu trúc web gồm 3 cấp là Hompage, Menupage và Detailpage.

3.2 Content giá trị

Thị trường SEO đang hô hào và tranh luận nhau về backlink hay không backlink? Dự án nhỏ thì không link vẫn lên, lớn thì phải cần link mới lên được. ACE làm SEO lâu năm hẳn nhận ra vấn đề. Có link hay không thật sự chả quan trọng. Quan trọng là số lượng người dùng truy cập vào website đó và ở lại lâu hay mau. Khi traffic đủ lớn thì từ khóa sẽ lên TOP bất chấp. Những dự án nhỏ thì SEO không backlink sẽ lên TOP nhanh hơn vì nó không cần quá nhiều traffic nhưng những dự án khó thì cần thời gian hơn cũng như traffic phải nhiều và dần đều rồi. Nhưng muốn traffic lớn và duy trì thường xuyên bắt buộc bạn phải có Content giá trị cho người dùng. Chỉ khi Content  giá trị thì người dùng mới ở lại lâu hơn và chuyển đổi cao hơn.

Hãy lên Ideas cho nội dung bạn sẽ chia sẻ. Đừng máy móc học thuyết hóa, hãy cung cấp những gì họ cần nhất và hãy viết cho thật ĐÚNG vào thì khi nhìn lại có thể từ khóa bạn đã lên TOP khi nào mà không hay biết đó.

3.3 Xuất hiện Social

Hãy gia tăng tần suất xuất hiện website bạn SEO lên Social, lúc đó khi gốc domain bạn đã mạnh và uy tín hơn thì việc lên TOP không quá khó khăn như bạn nghĩ.

Hòa lấy 1 ví dụ dễ hiểu thôi. Bạn làm SEO nhưng khi chia sẻ ra ít ai biết bạn cũng như tin bạn (giống như Hòa lúc trước) người ta sẽ “CHÉM” bạn và cho bạn láo toét. Nhưng nếu bạn cố gắng kết nối với những người giỏi về SEO và tăng tương tác trên những Group về SEO về SEM và Marketing Online thì dần dần bạn sẽ có uy tín hơn. Kể từ đó những chia sẻ của bạn sẽ được đồng ý và hoan nghênh hơn.

Chỉ đơn giản là kết nối lại và bạn sẽ tỏa sáng.

3.4 Time on site tốt

Bộ não của Google là Time On Site. Thời gian ở lại trang web càng lâu chứng tỏ nội dung bạn chia sẻ là cực kì giá trị và hữu ích cho người dùng. Google chỉ đơn giản là làm theo người dùng. Và tất nhiên Users say Yes thì Google không thể Say No được rồi.

Trên đây là một bài viết phân tích khá sâu cho ACE nắm về Trust Site. Cách nhận biết, cách tăng, cũng như làm sao để có thể Ranking TOP nhanh hơn. Mong bài viết sẽ mang lại giá trị cho ACE SEOer Việt Nam.

Tăng tín hiệu Brand uy tín ( Authority Brand Signals)

Vai trò của thương hiệu trong SEO

Pr Links Vai trò của thương hiệu trong SEO

Việc tạo dựng thương hiệu cũng như quảng bá thương hiệu là một công đoạn quan trọng mà bất kỳ nhà quản lý chiến dịch SEO nào cũng cần phải quan tâm và tính đến. Tuy nhiên không phải nhà đầu tư SEO nào cũng quan tâm và chú trọng việc gây dựng thương hiệu. Nếu các nhà quản lý làm tất cả mọi thứ có thể có để tăng hạng các từ khóa phi thương hiệu và quên mất hoặc bỏ qua việc SEO thương hiệu của mình thì họ đã gặp 2 sai lầm rất lớn:

– Thứ nhất, các nhà quản lý sẽ có một cuộc cạnh tranh khó khăn với các website cùng SEO các từ khóa phi thương hiệu khác, một cuộc chiến mà sẽ có những người đối thủ đi trước với tiềm lực rất mạnh về kinh tế.

 Thứ hai, một khi có ai đó đã tìm thấy trang website, dùng thử sản phẩm hay dịch vụ và quyết định quay lại vì chất lượng sản phẩm dịch vụ mà nhà đầu tư SEO đem đến, họ sẽ rất khó khăn tìm kiếm sản phẩm ứng với thương hiệu của của công ty trong bảng xếp hạng tìm kiếm. Hơn nữa các nhà đầu tư SEO phải đem đến cho người dùng một sự hiện diện thật tốt cho thương hiệu thông qua bảng kết quả tìm kiếm.

Lời khuyên cho nhà đầu tư SEO

Có 3 lời khuyên cho nhà đầu tư SEO trong việc sử dụng thương hiệu và phát triển thương hiệu:

1. Các từ khóa gắn với mác thương hiệu doanh nghiệp luôn phải được đứng đầu

Thương hiệu không còn chỉ là tên của công ty, bất kể công ty của chủ đầu tư SEO có nhỏ đến đâu. Thương hiệu cần được bao hàm cả sự cam đoan về chất lượng đối với khách hàng cũng như uy tín của công ty trong từng sản phẩm dịch vụ để mỗi khi nhắc đến một sản phẩm, khách hàng sẽ nghĩ ngay đến sản phẩm của doanh nghiệp. Như vậy, nó cần được đứng đầu và cần được thống trị hoàn hoàn ở trang đầu tiên của bảng xếp hạng tìm kiếm cho các từ khóa chứa tên thương hiệu.

2. Kết hợp sử dụng các chỉ số SEO KPIs

Các nhà đầu tư cần quan tâm đến chỉ số SEO KPI về giá trị thương hiệu, độ uy tín của thương hiệu website. Kết hợp chúng với các chỉ số SEO KPIs khác để có thể đo lường hiệu quả trong SEO được cụ thể và rõ nét nhất.

3. Kết hợp với các từ khóa phi thương hiệu khác để đem lại hiệu quả tối đa trong kinh doanh

Ngoài ra, các nhà đầu tư SEO nên kết hợp thương hiệu với các từ khóa tự nhiên phi thương hiệu khác, và sử dụng các phiễu marketing đa kênh với các phân khúc thị trường tùy chỉnh để hiển thị các từ khóa đó. Điều này có thể đem lại hiệu quả tối đa cho các nhà đầu tư, và đem đến những khám phá tuyệt vời về cách mà người dùng đến và đi khỏi website.

Tìm hiểu về tác động các hoạt động branding cũng như brand awareness (nhận thức về thương hiệu) đến hiệu quả của các kênh digital?

– Nhận về thương hiệu ảnh hưởng ra sao đến các kênh digital? Vì sao?
– Ảnh hưởng của branding đến SEO / SEM?
– Ảnh hưởng của branding đến Social?
– Ảnh hưởng của branding đến Email / SMS?
– Ảnh hưởng của branding đến quảng cáo Display?:

Tôi xin chia sẻ với các bạn chủ đề BRANDING và Branding ảnh hưởng như thế nào tới hiệu quả của các kênh Digital?
– Branding Activities (Hoạt động quảng bá thương hiệu) chúng ta nói đến ở đây tôi muốn nói về các hoạt động offline như billboard – bảng hiệu ngoài đường, các chiến dịch quảng cáo mang tính offline nhiều hơn. Những kênh và chiến dịch này có mục đích tăng brand awareness / brand exposure, nghĩa là giúp nhiều người biết đến thương hiệu của mình hơn.

Những hoat động về Branding thường khó được đo lường. Một trong những phương pháp mà ta thấy các brand lớn thường sử dụng như Brand Lift Method (survey, research, questionnaire) trước và sau khi diễn ra các branding activities để đo lường nhận thức về thương hiệu của người dùng thay đổi như thế nào. Cũng có một số nghiên cứu đã được đưa ra để đo lường brand awareness.

Dựa vào kinh nghiệm tôi thường thấy ở một số chiến dịch, một số thương hiệu tôi đã tư vấn hay một số nơi tôi đã từng làm qua hay những hoạt động chính tôi từng thực hiện thì tôi thấy rằng: Khi brand awareness tăng lên thì đồng thời digital performance (hiệu quả các kênh digital) cũng tăng lên nhiều hơn. Hiệu quả của các chiến dịch sử dụng các kênh quảng cáo Digital đôi khi không chỉ phụ thuộc các yếu tố liên quan đến digital mà còn phụ thuộc rất nhiều các yếu tố khác thuộc về branding. Vậy sự liên quan giữa Branding và hiệu quả của các kênh Digital như thế nào?

1. Ảnh hưởng của branding đến SEO / SEM?

Trước tên ta nói đến hai kênh SEO và SEM.

Hai kênh này đều nói đến việc người dùng lên Google tìm kiếm một từ khóa nào đó. Từ khóa người ta tìm kiếm ở đây có thể là Branded Keyword (những từ khóa liên quan đến thương hiệu) hoặc Unbranded Keyword (những từ khóa không liên quan đến thương hiệu)

Branded Keyword (Những từ khóa liên quan đến thương hiệu): một số người mua hàng trên một số trang e-commerce quen rồi, khi người mua hàng search bất cứ cái gì thì người ta thường kèm của trang e-commerce đó vào. Ví dụ như “mua điện thoại thế giới di động” “mua sách tiki” “mua camera lazada”. Và khi người dùng search những từ khóa đó trên google thì sẽ chủ động tìm thấy những trang web để người ta vô trang web nhà bán hàng nhanh hơn. Keyword có ảnh hưởng rất là lớn. Ví dụ như Brand Name của “Thế giới di động” một tháng cũng có đến 1,200,000 lượt tìm kiếm; “lazada” có hơn 673,000 lượt tìm kiếm. Chúng ta thấy rằng phần lớn Organic Traffic của một thương hiệu có thể đến từ Brand Name. Nghĩa là việc Brand của thương hiệu càng tốt thì người ta tìm kiếm và sử dụng Brand Name như một cái Keyword để tìm kiếm sẽ càng nhiều, đồng thời mang lại nhiều Organic Traffic hơn. Và những Organic Traffic đến từ những Keyword có Brand Name này có Conversion Rate cao hơn hẳn các Keyword bình thường.

Unbranded Keyword (những từ khóa không liên quan đến thương hiệu): khi người dùng search các keyword như “mua điện thoại di động” “mua iphone”. Lúc này thương hiệu ảnh hưởng như thế nào?
Đôi khi bạn search một từ khóa nào đó, bạn nhận được từ google 5-10 kết quả tìm kiếm. Nếu người dùng nhìn trong những kết quả tìm kiếm đó có những từ khóa, kết quả dẫn đến những trang họ không hề biết hoặc chưa từng biết, trước đây họ chưa từng nghe tới những thương hiệu đó. Đồng thời cũng có những trang họ từng vào rồi, từng biết rồi.
Ví dụ trong 5 kết quả tìm kiếm có trang lazada hay thegioididong là những trang họ đã biết rồi, người dùng sẽ có xu hướng bấm vào trang họ đã biết rồi. Mặc dù trang họ biết có thể không nằm trong Top 1, 2, 3, trang họ biết có thể ở hạng 4,5; nhưng người dùng biết trang đó là trang nào, trang đó họ từng vào rồi hoặc biết trang đó là thương hiệu nào đó nên người dùng sẽ ưu tiên bấm vào trang đó trước so với các trang còn lại.

Đây là một hiện tượng phổ biến, khi mà những trang có thương hiệu mặc dù không nằm trên đầu, nhưng theo thời gian càng ngày càng có nhiều người bấm vào thay vì những trang hiển thị trên đầu. Và Google coi đây là một Positive Signal – một tín hiệu tích cực cho thấy rằng những trang này đang không nằm trên đầu nhưng có chỉ số CTR cao hơn những trang phía trên đầu. Nếu người dùng chọn kết quả thứ tự 3,4 thay vì các kết quả đầu tiên, thì liệu có phải trang đó là một thương hiệu tốt, nội dung tốt nên nhiều người biết tới và ưu tiên bấm vào không? Google thường có khả năng theo thời gian lâu dài sẽ đưa kết quả được bấm nhiều hơn lên vị trí đầu. Đó là ảnh hưởng của Branding tới Unbranded Keyword của SEO và SEM.

Tiếp theo tôi đề cập đến Link Sharing. Ví dụ khi chúng ta vào một trang web nào đó và thấy nội dung rất hay, thú vị và nghĩ tới việc chia sẻ đường Link của trang web đó. Nếu đó là một trang website là một trang web nổi tiếng nhiều người biết đến, ta cảm thấy quen thuộc với trang web đó, ta sẽ thấy thoải mái hơn trong việc chia sẻ link đó trên các kênh mạng xã hội hoặc trang web hoặc nơi nào đó bạn muốn chia sẻ. Cũng như các bạn đọc một bài viết nằm trên các trang website phổ biến hàng đầu như Vnexpress thì bạn cảm thấy thoải mái chia sẻ link bài viết dễ dàng hơn so với bài viết bạn thấy cũng hay nhưng lại nằm trên cái trang website trước giờ mình mới vô một lần, mình không muốn chia sẻ hay link tới trang web đó. Điều này liên quan đến cái mindset của người dùng là nhiều.

Lúc này, Branding trong trường hợp này giúp tăng Content Visibility (khả năng xem và chia sẻ nội dung) và giúp bạn có nhiều traffic hơn từ người chia sẻ đó. Bạn cứ tưởng tượng chỉ cần khả năng người chia sẻ link tăng từ 1% lên 2% – tức là 100 người xem 1 người chia sẻ link của bạn thì bây giờ 100 người xem thì số lượng link mà bạn kiếm được đã tăng vượt bậc. Đây là sự hỗ trợ rất lớn cho links trong SEO.

2. Ảnh hưởng của branding đến Social?

Còn với Social thì như thế nào?

Như các bạn thấy đây là một cái demo của một post trên mạng xã hội Facebook, thì các bạn thấy phần nôi dung gồm phần text và hình ảnh (nội dung được người ta chú ý nhiều nhất của cái post), nhưng cũng gồm cái phần brand (cái tên của trang, logo của trang) Sau khi người dùng đọc xong phần text xong sẽ nhìn sang phần brand và tự hỏi mình có biết cái brand này không? Và phần brand đóng góp rất nhiều vào việc khuyến khích người dùng có tương tác với nội dung của mình hay là không?

Người dùng cảm thấy họ muốn tương tác hơn với một thương hiệu mà họ đã biết, như một người họ đã biết, một trang mà họ đã biết, có nội dung họ đã từng tương tác trước đây thì họ dễ tương tác tiếp theo hơn. Brand Name sẽ góp phần tăng thêm thời gian họ dừng và đọc nôi dung này, tăng CTR (khả năng bấm vào nội dung), tăng khả năng tương tác với nội dung, tăng khả năng chia sẻ nội dung. Cái đó một phần liên quan đến Brand loyalty (sự trung thành với thương hiệu).

Thật ra, cũng như tâm lý của bạn, khi bạn thường xuyên đọc những bài viết trên trang nào đó hay, bạn có xu hướng chia sẻ những bài viết của trang đó hơn. Còn một cái brand mình chưa hề biết trước đây, mình sẽ thấy ngần ngừ hơn trong việc chia sẻ hay tương tác hay like hay comment hay trao đổi. Newsfeed Algorithm (những thuật toán của newsfeed trên facebook) lại giúp phần tăng lên chỉ số này. Tức là nếu người dùng đã tương tác với quảng cáo thương hiệu đó rồi thì càng ngày người dùng càng thấy nội dung của thương hiệu đó càng ngày càng tăng. Qua đó ta thấy Branding phần nào đó đang giúp cải thiện các chỉ số, tăng thêm các tương tác và reach của fanpage thương hiệu đó.

3. Ảnh hưởng của branding đến Email / SMS?

Nhắc đến các kênh khác như Email, SMS thì cũng có những ảnh hưởng nhất định đến từ Branding.

Ví dụ bạn quảng cáo trên SMS, người dùng nhận được tin nhắn quảng cáo từ những số điện thoại rác, đương nhiên chính bạn cũng bao giờ muốn mở những tin nhắn đến từ đầu số rác lên cả. Tuy nhiên nếu người dùng nhận được tin nhắn từ những thương hiệu nổi tiếng như Mobifone, Vietcombank, hay là thương hiệu nào đó họ biết, thì khả năng người dùng mở tin nhắn đó ra nhiều hơn. Sau khi họ xem xong thì họ sẽ ít có cảm giác spam, ít có cảm giác khó chịu hơn. Bạn thấy Email và SMS mà có thương hiệu rõ ràng và tốt thì thường sẽ giúp tăng chỉ số Open Rate, Click Rate trên email cũng như đưa ra những Positive Signal.
Ví dụ một email được đến từ một thương hiệu người dùng biết nhiều, Open rate, Click rate cao hơn sẽ đưa ra những tín hiệu tốt cho các bộ phận kiểm soát email: nội dung email này được người dùng mở ra rồi, do đó lần sau tự động email được cho vào inbox nhiều hơn, khả năng Open rate lần sau sẽ cao hơn, giúp chiến dịch email của bạn lần sau tốt hơn.
Vậy là việc branding tốt hơn sẽ tác động tốt đến hiệu quả lượt xem của Email và SMS

4. Ảnh hưởng của branding đến quảng cáo Display?

Về quảng cáo display, ví dụ trên một trang web, trang tin tức có nhiều banner quảng cáo, bạn sẽ thấy rằng nếu Brand của bạn được nhiều người biết đến, thì khả năng người dùng bấm vào cái banner quảng cáo của bạn cũng sẽ cao hơn banner quảng cáo đến từ một brand nào đó người dùng họ không biết. Cụ thế người dùng trước hằng hà sa số các banner, banner của bạn từ một thương hiệu họ đã biết rồi thì khả năng họ bấm vào banner sẽ cao hơn, qua đó tăng chỉ số CTR.

Với việc hiện nay quảng cáo display chủ yếu vẫn tính tiền dựa vào vào CPM hay Impression, việc cải thiện CTR sẽ góp phần nào giúp bạn giảm cái cost của mỗi click trên banner, giúp banner quảng cáo của bạn hiệu quả hơn. Đương nhiên điều này chỉ giúp bạn tăng click còn người ta vô website của bạn có mua hàng hay tương tác hay không phụ thuộc rất nhiều vào nhiều yếu tố như là nội dung.

Tóm lại Branding góp phần cải thiện performance, chất lượng và hiệu quả của chiến lược quảng cáo digital của bạn. Chúng ta thấy rằng Branding có một cái ảnh hưởng tích cực trong trường hợp branding tốt sẽ giúp cho chiến dịch quảng cáo trên kênh digital cũng sẽ tốt hơn và phần nào đó giúp hiệu quả chiến dịch càng ngày càng cải thiện.

Đây là một phần trong phần lớn hơn về tương tác qua lại giữa Online và Offline.

Tăng sức mạnh nền tảng cho website ( Linkjuice Boosted)

Cấu trúc website tốt là cơ hội để có xếp hạng cao hơn trong công cụ tìm kiếm và đặc biệt đem lại trải nghiệm người dùng tốt. Cấu trúc chặt chẽ và sắp xếp hợp lý trang đặc biệt quan trọng nhưng hầu hết các website chưa quan tâm vấn đề này đúng mức để nó lộn xộn và không có tổ chức tốt.

Bài viết này tôi sẽ chia sẻ một số lời khuyên tốt nhất để tạo ra một cấu trúc trang mạnh mẽ. Tốt cho người dùng và tốt cho các con bọ tìm kiếm khi thu thập và index trang web của bạn.

Tại sao cần cấu trúc website?

Nội dung trình bày ở trên cho thấy kiến trúc website quan trong như thế nào, rất nhiều website bỏ qua khía cạnh quan trọng này. Tôi sẽ đưa ra một số lý do sau đây để thấy tại sao kiến trúc website lại rất quan trọng.

Cấu trúc site tốt sẽ có trải nghiệm người dùng tuyệt vời

Cấu trúc trang web tốt hợp lý sẽ đem lại trải nghiệm tốt và đáp ứng tốt cho người sử dụng

Cấu trúc trang web tốt làm tăng khả năng xếp hạng của các công cụ tìm kiếm, làm giảm tỉ lệ thoát, và tăng thời gian onsite ở lại trang các tiêu chí này sẽ dẫn tới cải thiện thứ hạng tìm kiếm

Cấu trúc trang tốt cung cấp các sitelink trong kết quả tìm kiếm

Sitelink – Liên kết trang là một định dạng danh sách trong SERPs hiển thị trang chính của trang cùng với một số liên kết nội bộ bên dưới đi cùng như hình dưới.

Sitelink Thể Hiện Trong Kết Quả Tìm Kiếm Sitelink thể hiện trong kết quả tìm kiếm

 Sitelink là một lợi thế SEO lớn, làm tăng điều hướng người dùng tới trang web của bạn, chỉ cho người dùng thấy những thông tin liên quan nhất, phù hợp nhất làm tăng uy tín thương hiệu của bạn, cải thiện long tin với người dùng, giúp bạn chiếm ưu thế trong SERPs, tăng tỷ lệ click, tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Cấu trúc site tốt giúp các con bọ crawl và đánh index trang tốt hơn

Trình thu thập Googlebot crawl  cấu trúc của website, muc đích là đánh chỉ mục nội dung trong các kết quả tìm kiếm. Cấu trúc trang web tốt sẽ giúp các con bọ truy cập để thu thập và đánh chỉ mục nội dung.

Tuy website cần trang sitemap để giúp các search engine thu thập dễ hơn, nhưng việc website được cấu trúc mạnh mẽ và hợp lý sẽ giúp các con bọ tốt khi thu thập các trang không có trong sitemap.

Cấu trúc trang tốt là cốt lõi của SEO

Tóm lại tổ chức trang web tốt mở đường cho SEO thành công. Trong thực tế nếu không có một cấu trúc trang tốt sẽ không bao giờ có SEO thành công. Cấu trúc trang tốt cung cấp cho một nền tảng SEO không thể phá vỡ mà cung cấp cho website của bạn một lượng lớn truy cập từ Search Organic.

6 Bước tạo cấu trúc website

Bước 1. Kế hoạch lập hệ phân cấp cho website

Nếu bạn đang bắt đầu xây dựng một website, bạn đang có một vị trí tuyệt vời để lên kế hoạch xây cấu trúc site tốt nhất có thể cho SEO. Bạn có thể phác thảo trên giấy hoặc dùng Excel hoặc Visio miễn là hỗ trợ tốt cho việc dựng cấu trúc trang.

Hệ thống phân cấp là cách để tổ chức thông tin đơn giản và có ý nghĩa. Hệ thống phân cấp cũng sẽ trở thành điều hướng và cấu trúc URL, vì vậy mọi thứ quan trọng bắt đầu từ đây.

Hệ thống phân cấp trang web trông như sau:

Hệ Thống Phân Cấp Trang Web Trông Như Sau

Cấu trúc website thêm hệ thống phân cấp

Cấu trúc site hệ thống phân cấp

Một số tính năng của cây phân cấp:

Hãy tạo cây phân cấp hợp lý: Không phức tạp hóa quá trình này, hãy đơn giản vì lợi ích riêng và dễ dàng cho trình thu thập của search engine và sử dụng của người dùng. Mỗi danh mục chinh phải là duy nhất và khác biệt. Mỗi danh mục con phải liên quan tới danh mục chính.

Giữ số lượng các danh mục chính trong khoảng 2-7 mục. Trừ khi trang của bạn rất lớn như Amazon.com bạn không muốn có quá nhiều danh mục chính. Nếu có nhiều hơn 7 danh mục chính bạn nên xem xét và tổ chức lại để giảm số mục chính.

Cố gắng tạo sự cân bằng các chuyên mục con (sub category) trong mỗi chuyên mục chính. Nếu một mục có 14 tiểu mục, mục khác chỉ có 3 tiểu mục điều này dẫn đến sự mất cân bằng của cây phân cấp.

Hệ thống phân cấp website là phẩn khởi đầu cho việc tạo ra một cấu trúc site tuyệt vời.

Bước 2: Tạo cấu trúc URL để điều hướng phân cấp

Yếu tố chính thứ 2 là việc xây dựng cấu trúc URL hợp lý. Nếu đã tạo ra cấu trúc phân cấp hợp lý thì việc tạo ra cấu trúc URL tốt không quá khó khăn. Cấu trúc URL sẽ được phân cấp như sau:

Cấu trúc URL của website tướng ứng hệ phân cấp

Cấu Trúc Url Của Website Tướng Ứng Hệ Phân Cấp Cấu trúc URL của website tướng ứng hệ phân cấp

Cấu trúc URL cho Chinatown như sau: http://domain.com/locations/chinatown

Bước 3: Tạo điều hướng trong HTML hoặc CSS

Khi bạn tạo menu, hãy giữ cho code đơn giản nhất có thể.  HTML và CSS là phương pháp an toàn và tốt. Mã hóa trong Javascript, Flash và Ajax sẽ hạn chế khả năng của trình thu thập và đánh chỉ mục nội dung.

Bước 4: Cây phân cấp không quá 3 mức

Cấu trúc điều hướng của hệ thông phân cấp website không nên để sâu quá 3 mức sẽ khó khăn cho cả người dùng và search engine phải nhấp nhiều lần mới đến được trang cần đến.

Đặc biệt những nội dung quan trọng không nên để quá sâu. Một trang web có hệ phân cấp tốt không bắt người dùng nhấp chuột quá 3 lần để đến được tất cả các trang.

Bước 5: Tạo menu trên Header liệt kê danh sách các mục chính của trang

Tổ chức hệ thống phân cấp trong menu, các chuyên mục nhỏ được thả xuống bằng hiệu ứng CSS, nên sử dụng cấu trúc điều hướng bằng ancho text thay vì hình ảnh như thế sẽ tốt hơn cho SEO

Bước 6: Xây dựng liên kết nội bộ toàn diện trên website.

Liên kết nội bộ là bộ khung của website để trình bày nội dung trên đó như xương và thịt của động vật cần hợp lý và hoàn hảo.

Đó là lý do tại sao liên kết nội bộ lại quan trọng:

Liên kết nội bộ giúp điều hướng người dùng trang web

Giúp thiết lập hệ thống phân cấp thông tin

Giúp chia sẻ sức mạnh Pagerank (link juice ranking power) giữa các trong trong website.

Tạo ra một liên kết nội bộ chặt chẽ và mạnh mẽ như các bó cơ, liên kết của cấu trúc trang web như bộ xương khung chính của website, điều đó đem lại sự vững chắc như xây một tòa nhà có thiết kế kiến trúc tốt.