Trade Marketing là gì? Cách làm Trade Marketing hiệu quả

Rate this post

Trade marketing là khái niệm còn khá xa lạ tại Việt Nam và thực tế nó mới bắt đầu hình thành ở ngành hàng tiêu dùng nhanh. Trong bài viết dưới đây cũng tôi sẽ giúp bạn giải đáp rõ Trade marketing là gì cũng như cách làm Trade Marketing hiệu quả nhất. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết!

Trade Marketing là gì?

Trade Marketing Là Gì1

Trade Marketing được hiểu là chuỗi các hoạt động có vai trò tổ chức, xây dựng chiến lược ngành hàng và chiến lược thương hiệu trong hệ thống kênh phân phối. Nếu các chiến lược Marketing thông hường hướng tới khách hàng mục tiêu thông qua phương tiện truyền thông thì Trade marketing lại lấy người tiêu dùng và điểm bán làm trung tâm.

Nó là bộ phận trung gian giữa marketing và sales, triển khai mọi tổ chức, chiến lược để đạt được doanh số thông qua người mua hàng và nhà bán lẻ.

Công việc cụ thể của bộ phận Trade marketing là nghiên cứu và thực hiện các giải pháp để khách hàng tiếp cận về sản phẩm công ty tại các trung tâm thương mại, siêu thị, đại lý,….

Trade Marketing phải khiến các nhà bán lẻ và nhàn phân phối tin tưởng vào sản phẩm và tiến hành nhập hàng, còn người tiêu dùng thì lựa chọn sản phẩm của bạn khi mua sắm.

Vai trò của Trade Marketing là gì?

Hiện nay tại Việt Nam, Trade Marketing còn khá mới mẻ. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp biết tận dụng và vận hành thì nó mang lại hiệu quả vô cùng lớn. Trade marketing sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những chiến lược phân phối và bán hàng đúng đắn đồng thời tiếp thị thương hiệu đến gần hơn với khách hàng.

Việc ứng dụng tốt Trade Marketing sẽ giúp doanh nghiệp tăng doanh số và lợi nhuận. Theo các số liệu nghiên cứu, có đến 75% quyết định mua hàng được thực hiện tại điểm bán và 35% khách hàng sẵn sàng thay đổi lựa chọn của mình trước các yếu tốt tác động trong cửa hàng.

Nhiều chuyên gia cũng đánh giá rằng, hiện nay thị trường Việt Nam có nhiều yếu tố “thiên thời địa lợi” để phát triển Trade Marketing.

Các yếu tố quyết định “thành- bại” của người làm Trade Marketing

Dưới đây là những yếu tố quyết định đến thành – bại của người làm Trade Marketing:

Tư duy về khu vực mua hàng

Khu vực mua hàng được hiểu là nơi người mua ra quyết định mua sản phẩm. Trước đây, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa quan tâm đến vấn đề này. Tuy nhiên, hiện tại nhiều công ty nhận ra rằng, chìa khóa thành công là chiến thắng ở khu vực mua hàng.

Nếu đặt đúng sản phẩm, bao bì và mức giá thích hợp tại đúng cửa hàng sẽ thúc đẩy tâm lý của khách hàng và giúp sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh hơn.

Kiên trì với Cuộc đua giành “cứ điểm” và “cắm cờ”

Yếu Tố Quyết Định Thành Công Của Trade Marketing

Tại điểm bán hàng, mỗi sản phẩm chỉ có vài giây để thu hút sự chú ý của khách. Theo các số liệu thống kê, trong số 29% khách hàng mua ngẫu nhiên thì có đến 18% bị ảnh hưởng sự trưng bày của cửa hàng.

Do đó, ấn tượng đầu tiên là lợi thế lớn để người tiêu dùng tiếp cận với sản phẩm. Do vậy, bạn cần bố trí sản phẩm ở vị trí tốt, sử dụng nghệ thuật sắp đặt để quảng bá thương hiệu, sản phẩm của mình.

Am hiểu thói quen tiêu dùng

Hiểu được thói quen người tiêu dùng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến thành – bại của Trade marketing. Các thói quen của người tiêu dùng bao gồm: nhu cầu, thời gian mua, trình tự lựa chọn sản phẩm, tần suất, thời gian mua,…..

Việc nắm rõ những thông tin này vô cùng cần thiết để bộ phận trade marketing lên các chiến lược cũng như chương trình trưng bày và khuyến mãi để tặng người tiêu dùng.

Khác biệt giữa Trade Marketing và Brand Marketing

Trade marketing là thực hiện các hoạt động liên quan đến người mua hàng như: giảm giá, khuyến mãi sản phẩm, trưng bày,….

Còn Brand marketing là các hoạt động tập trung vào người tiêu dụng như: tổ chức sự kiện, quảng cáo TVC, PR,….

Nói cách khác, brand marketing thực hiện các chiến dịch để chiếm tâm trí khách hàng còn trade marketing là những công việc giúp nhãn hàng chiến thắng tại điểm bán.

Các đối tượng của Trade Marketing

Đối Tượng Của Trade Marketing

Đối tượng của trade marketing chính là người mua hàng cùng các đối tác lớn nhỏ trong hệ thống phân phối.

Trade marketing đảm nhận 2 nhiệm vụ là Shopper marketing và Consumer marketing. Điểm bán là nơi tập trung các hoạt động tổng thể của marketing dẫn đến quyết định mua hàng.

Phân biệt người tiêu dùng và người mua hàng

Người mua hàng là người đưa ra quyết định tại thời điểm bán còn người tiêu dùng là người sử dụng sản phẩm cuối cùng. Thực tế không phải người mua hàng nào cũng là người tiêu dùng.

Tâm lý của người mua hàng bên trong và ngoài cửa hiệu khác nhau. Trước khi đến điểm bán, họ bị ảnh hưởng bởi thương hiệu cùng các hoạt động quảng bá, truyền thông sản phẩm. Tuy nhiên, khi đến điểm bán, vì một số yếu tố như không gian trưng bày, chính sách giảm giá mà họ thay đổi quyết định mua hàng.

Hi vọng những thông tin trong bài viết của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ Trade Marketing là gì cũng như các yếu tố quan trọng quyết định đến thắng lợi của Trade Marketing, từ đó có những chiến lược vận hành hiệu quả nhất.